Skip to main content

Home/ Business News/ Tăng trưởng kinh tế là gì: các chỉ số Việt Nam và Thế giới mới nhất
topkinhdoanh

Tăng trưởng kinh tế là gì: các chỉ số Việt Nam và Thế giới mới nhất - 1 views

started by topkinhdoanh on 28 Feb 22
  • topkinhdoanh
     

    Tăng trưởng kinh tế (tiếng anh Economic Growth) là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định.


    Có thể hiểu nôm na khái niệm này như sau, tăng trưởng kinh tế năm 2020 được đo lường bằng cách xem xét GDP/GNP của năm 2020 thay đổi như thế nào (có thể tăng hoặc giảm) so với GDP/GNP của năm 2019.


    tăng trưởng kinh tế là gì

    Tăng trưởng kinh tế là gì



    Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế


    Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế đơn giản như sau:

     y (t )= (GDP (t) - GDP (t-1) ) / GDP (t-1) * 100%


    Trong đó

    • y(t): Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t

    • GDP(t): Tổng sản phẩm quốc nội năm t

    • GDP(t-1): Tổng sản phẩm quốc nội năm t-1


    Ví dụ về cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 như sau:

    • GDP Việt Nam 2016: 205,3 tỷ USD.

    • GDP Việt Nam 2017: 223,8 tỷ USD.


    Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2017 = (223,8 tỷ USD - 205,3 tỷ USD) / 205,3 tỷ USD * 100% = 9,01%

    Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế?


    1. Tổng sản phẩm quốc nội


    Tổng sản phẩm quốc nội (tiếng anh Gross Domestic Products, viết tắt GDP) là tổng giá trị bằng tiền của tất cả sản phẩm, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nước, trong một thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là, GDP có thể bao gồm cả các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi công dân nước ngoài (không phải công dân Việt Nam), miễn là được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.


    gdp là gì

    GDP là yếu tố hàng đầu đánh giá tăng trưởng kinh tế



    2. Tổng sản phẩm quốc dân


    Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, viết tắt GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định. Do đó, khác với GDP thì GNP lại bao gồm các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất chỉ bởi công dân Việt Nam (bất kể họ đang sinh sống trên lãnh thổ nước khác).


    GNP là gì

    Ngoài GDP, thì GNP cũng được dùng làm thước đo khi xem xét tăng trưởng kinh tế



    Ví dụ về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 10 năm trở lại đây


    Đối mặt với một năm đầy biến động bởi dịch bệnh hoành hành và chính trị thế giới bất ổn, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 2,91% (tăng). Tuy nhiên có thể thấy con số này là khá thấp so với những năm trở lại đây.


    Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 10 năm từ 2009 đến 2019

    Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 10 năm từ 2009 đến 2019



    Mô hình tăng trưởng kinh tế


    Sẽ có 2 mô hình tăng trưởng kinh tế được rất nhiều Quốc gia lựa chọn đó là theo chiều rộng và chiều sâu. Việc lựa chọn đi theo mô hình tăng trưởng kinh tế nà tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và mối quan hệ chính trị trong và ngoài nước.


    mô hình tăng trưởng kinh tế

    Các mô hình tăng trưởng kinh tế



    1. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng


    Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào việc tăng vốn, lao động và khai khác tài nguyên thiên nhiên. Đó là con đường dễ nhất để mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện thu nhập...


    Hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng đó là nền kinh tế có năng suất lao động thấp, tính trì trệ cao, cơ cấu chuyển dịch từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ chậm.


    khai thác mỏ châu phi

    Châu Phi có nhiều quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn nghèo là điển hình nhất cho hạn chế của mô hình phát triển theo chiều rộng



    2. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu


    Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu lấy khoa học, công nghệ làm nền tảng giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng của tăng trưởng như:

    - Nâng cao hiệu xuất sử dụng vốn.

    - Tăng năng suất lao động.

    - Giảm chi phí sản xuất.

    - Hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng.

    - Chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao.

    - Đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.

    - Nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP).

    thung lũng silicon mỹ

    Thung lũng Silicon Mỹ nơi hội tụ của các anh tài công nghệ hàng đầu thế giới



    Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là gì?


    Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao gồm: tăng năng xuất lao động, nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần cho người dân, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự bình ổn chi phí và giá cả. Vai trò của tăng trưởng kinh tế hết sức quan trọng vì nó giúp cải thiện đời sống của người dân, khích lệ áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra tính năng động về mặt kinh tế xã hội.



    Đối với chính phủ


    Đối với chính phủ tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu để chính phủ đánh giá kế hoạch điều hành, quản lý nền kinh tế có đạt được hiệu quả mong muốn hay chưa. Nhờ đó mà chính phủ có các chính sách an cư xã hội, tăng phúc lợi và củng cố chính trị, an ninh quốc phòng bên cạnh những biện pháp điều hành kinh tế trong năm tới.



    Đối với các nhà kinh tế học và các doanh nghiệp


    Đối với các nhà kinh tế học và các doanh nghiệp, xem xét tốc độ tăng trưởng kinh tế giúp nắm bắt mức sống dân cư cũng như mức thu nhập bình quân đầu người để có những bước đi kinh doanh trong tương lai.


    Tuy nhiên, ở một số quốc gia có sự phân hóa sâu sắc về độ giàu - nghèo thì tuy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là tăng hay thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn nhưng sự thật là nhiều người vẫn có chất lượng sống vô cùng thấp.


    khu ổ chuột thượng hải

    Giữa lòng Thượng Hải - Trung Quốc vẫn xen kẽ các khu ổ chuột


    Lấy ví dụ ở các quốc gia như Trung Quốc chẳng hạn, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc hằng năm tăng nhưng nhìn vào bức hình này chúng ta có thể thấy được một sự phân hóa giữa hai mức sống.



    4 nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế


    4 nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ.



    1. Nguồn nhân lực


    Nguồn nhân lực (tiếng anh Human Capital) là tất cả những gì liên quan đến chất lượng của người lao động bao gồm kỹ năng, kiến thức, kỷ luật. Sau tất cả những yếu tố để gia tăng chất lượng sản xuất thì con người vẫn là yếu tố cốt yếu và quan trọng nhất. Chính vì vậy mà nguồn nhân lực là một nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.


    con người nhật bản

    Trẻ em Nhật Bản được giáo dục vượt lên hà khắc của thiên nhiên


    Ví dụ về nguồn nhân lực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế


    Nhật Bản là một quốc gia không có nhiều điều kiện tài nguyên và thiên nhiên thuận lợi. Chính vì vậy, Nhật Bản phải nhập khẩu các tài nguyên quan trọng như dầu mỏ, than. Bên cạnh đó, đất nước này đã phải đối mặt với nhiều thiên tai, điển hình là trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011 đã gây nên mất mát, thiệt hại về con người và vật chất vô cùng lớn. Tuy nhiên, Nhật Bản đã vực dậy nhanh chóng sau đó nhờ có nguồn nhân lực trình độ cao.



    2. Tài nguyên thiên nhiên


    Tài nguyên thiên nhiên (tiếng anh Natural Resources): là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do thiên nhiên mang đến như: khoáng sản, đất đai, rừng, nguồn nước dầu mỏ, kim loại quý hiếm…


    ngư dân đánh cá biển Đông

    Ngư dân đánh cá biển Đông


    Ví dụ: Việt Nam có những điều kiện để phát triển ngành thủy, hải sản nhờ vị trí giáp biển Đông. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú phục vụ cho ngành công nghiệp.



    3. Vốn tư bản


    Vốn tư bản (tiếng anh là Physical Capital) là máy móc, thiết bị,... cũng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm và như đã trình bày ở trên thì GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) là chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế.



    4. Tri thức công nghệ


    Tri thức công nghệ (tiếng anh Technological Knowledge) góp phần nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất.


    tri thức công nghệ

    Với mức thu nhập trung bình người Việt 2020 là 3.521$ thì mất 3 tháng mới đủ mua 1 chiếc iPhone 12 Pro Max của Apple



    Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế


    1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển


    Top Kinh Doanh sẽ giới thiệu 3 nhà kinh tế tiêu biểu cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển này là: Adam Smith, R. Malthus, David Ricardo.



    Theo Adam Smith


    Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển quan niệm rằng tiến bộ khoa học, công nghệ, tích lũy vốn, các yếu tố xã hội và thể chế chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một nước.


    Tăng sản lượng bằng cách tăng số lượng đầu vào tương ứng hay còn gọi là gia tăng tư bản theo chiều rộng. Tuy nhiên, vì đất đai có hạn nên đến một thời điểm nào đó có sản lượng đầu ra sẽ chậm dần đi.



    Theo R. Malthus


    Con người tăng theo cấp số nhân, lương thực thì tăng theo cấp số cộng (do tính hữu hạn của đất đai) à Muốn nâng cao sản lượng thì phải giảm dân số.



    Theo Ricardo


    Tăng trưởng kinh tế là kết quả của tích lũy tư bản, tích lũy tư bản là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc rất nhiều vào đất đai à đất đai là giới hạn đối của tăng trưởng kinh tế.


    tài nguyên thiên nhiên gờm những gì

    Nhìn chung các nhà kinh tế cổ điển xem trọng vai trò của nguồn lực tự nhiên trong tăng trưởng kinh tế chung của một Quốc gia vùng lãnh thổ.



    2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế trường phái Keynes


    Vào năm 1929 - 1933 thế giới trải qua cuộc Đại khủng hoảng kinh tế lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển không thể giải thích các hiện tượng tiêu cực bấy giờ, điển hình nhất là sản lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao.


    Nhờ vào những thành tựu ban đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật như máy kéo, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây ngày càng tốt hơn…dẫn đến sự nhảy vọt về sản lượng nông sản trên cùng một diện tích đất không thay đổi.



    Đến nay con người vẫn chế tạo nhiều cổ máy để cải thiện năng suất lao động - nguồn Youtube


    Trong giai đoạn này xuất hiện tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm và Lãi suất tiền tệ (tiếng anh là The General Theory of Employment, Interest and Money) của John Maynard Keynes đã nêu cao vai trò của Chính phủ trong việc quản lý và duy trì tăng trưởng kinh tế.


    Tuy nhiên mô hình Harrod-Domar là đơn giản hóa mối quan hệ giữ tích lũy tư bản và tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố quan trong khác như khấu hao, tiến bộ khoa học, trình độ của nguồn nhân lực.



    3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại


    Điển hình nhất cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại là nhà kinh tế người Mỹ: Paul Romer. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế hiện đại thì tiến bộ công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu và nó bị ảnh hưởng bởi vốn tri thức sinh ra hoạt động R&D (nghiên cứu) các sản phẩm mới.


    Paul Romer cũng cho rằng vốn tri thức là một loại vốn hết sức đặc biệt. Nếu xét trên vi mô thì có có lợi tức giảm dần nhưng vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần theo quy mô.


    Các công ty tư nhân không sẵn lòng đầu tư cho hoạt động R&D (vì nó tốn rất nhiều chi phí, thời gian và rủi ro cao) nên Chính phủ các nước cần phải thúc đẩy hoạt động này mạnh mẽ thông qua:




    • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

    • Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu.

    • Coi giáo dục là Quốc sách.



    R&D là gì? Nguồn: Người thành công



    7 chính sách giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế


    - Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới.

    - Kiểm soát gia tăng dân số.

    - Mở cửa nền kinh tế, kết nối với nhiều tổ chức, quốc gia, khu vực trên thế giới.

    - Củng cố quyền sở tài sản và ổn định tình hình chính trị.

    - Tăng cường chất lượng lao động trong nước.

    - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    - Tiết kiệm ngân sách nhà nước, xã hội hóa các công trình công cộng.

    Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế khác nhau như thế nào?


    Phát triển kinh tế (tiếng anh Economic Development) có quy mô rộng hơn so với tăng trưởng kinh tế và bao gồm 3 thành phần chính đó là:


    - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại (tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP).

    - Đảm bảo công bằng xã hội.

    Tăng trưởng kinh tế là biến đổi về lượng thì phát trưởng kinh tế là sự biến đổi về chất của một nền kinh tế.


    Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 - Nguồn VTV 4



    Tóm lại về tăng trưởng kinh tế


    Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế phản ánh quy mô tăng - giảm của một nền kinh tế theo các thời điểm nhất định.Nó thể hiện được quy mô (lớn - nhỏ), tốc độ (chậm - nhanh) qua các thời kỳ khác nhau.

To Top

Start a New Topic » « Back to the Business News group