Skip to main content

Home/ Business News/ Sản xuất hàng hóa là gì? Vai trò của sản xuất hàng hóa
topkinhdoanh

Sản xuất hàng hóa là gì? Vai trò của sản xuất hàng hóa - 0 views

business

started by topkinhdoanh on 28 Feb 22
  • topkinhdoanh
     

    Sản xuất hàng hóa là gì? Sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế mà các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất không nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất mà để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng khác thông qua hoạt động trao đổi và mua bán.


    Sản xuất hàng hóa đã bắt đầu được hình thành và phát triển từ thời kỳ trung đại cho đến thời kỳ hiện đại. Đâu là những ưu thế của việc sản xuất hàng hóa mang lại và đâu là điều kiện để các sản phẩm có thể trở thành hàng hóa là gì? 


    Sản xuất hàng hóa là gì

    Sản xuất hàng hóa là gì



    Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa


    Sản xuất hàng hóa được ra đời và tồn tại dựa vào hai điều kiện chính là: 



    1. Phân công lao động xã hội


    - Phân công lao động trong xã hội chính là sự chuyên môn hóa quá trình sản xuất, phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau. 


    - Bởi vì sự phân công lao động trong xã hội nên việc trao đổi sản phẩm, hàng hóa trở thành điều tất yếu


    - Khi xuất hiện phân công lao động xã hội thì mỗi cá nhân chỉ sản xuất một hay một số sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, nhu cầu cuộc sống của họ cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy, họ cần sử dụng sản phẩm của nhau dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hóa. 


    - Sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất đã khiến cho năng suất lao động dần tăng lên, lượng sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi sản phẩm. 


    Phân công lao động trong xã hội

    Phân công lao động trong xã hội



    2. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa người sản xuất


    Theo thời gian người sản xuất dần trở thành các chủ thể sở hữu sự độc lập nhất định. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra sẽ thuộc quyền sở hữu của những chủ thể kinh tế, họ muốn sử dụng sản phẩm lao động của người khác thì cần nhờ vào hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa. 



    Đặc trưng của sản xuất hàng hóa


    Sản xuất hàng hóa mang các đặc trưng chính dưới đây: 


    - Việc sản xuất hàng hóa được thực hiện với mục tiêu chính là trao đổi cũng như mua bán.


    - Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa của người sản xuất vừa thể hiện tính tư nhân vừa thể hiện tính xã hội vì nó đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và đáp ứng nhu cầu của nhiều người khác trong xã hội. 


    - Sản xuất hàng hóa có tính tư nhân vì việc sản xuất sản phẩm nào và cách thức sản xuất như thế nào được xem là hoạt động riêng và mang tính độc lập riêng của mỗi cá thể.


    Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

    Đặc trưng của sản xuất hàng hóa



    Vai trò của sản xuất hàng hóa


    So với hình thức sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hóa mang nhiều ưu thế vượt trội hơn hẳn.



    1. Khai thác lợi thế sẵn có


    Điều đầu tiên không thể bỏ qua chính là khai thác tốt những lợi thế của tự nhiên xã hội, kỹ thuật, khả năng của từng cá nhân, tập thể ở từng khu vực, từng địa phương. Bởi vì sản xuất hàng hóa được ra đời trên nền tảng của sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất. 


    Sự phát triển của sản xuất hàng hóa còn tác động tích cực giúp thúc đẩy phát triển việc phân công lao động xã hội, giúp chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng cao. Cũng từ đó mối liên hệ giữa các ngành nghề, các địa phương ngày càng được mở rộng triệt để. 


    Nhờ vậy, tính tự cung tự cấp, sự bảo thủ, lạc hậu hay trì trệ của mỗi ngành nghệ, địa phương được cải thiện, nâng cao năng suất lao động xã hội giúp cho nhu cầu xã hội ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn trước. 


    Khi sản xuất, trao đổi hàng hóa được mở rộng quy mô trên nhiều quốc gia thì còn khai thác tối đa lợi thế của nhiều quốc gia khác nhau. 


    Khai thác lợi thế sẵn có

    Khai thác lợi thế sẵn có



    2. Quy mô sản xuất hàng hóa không bị giới hạn


    Đối với sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất sẽ không bị giới hạn trong nhu cầu và nguồn lực hạn hẹp của các cá nhân, gia đình, cơ sở kinh doanh, hay địa phương mà nó được mở rộng dựa trên nhu cầu cũng như nguồn lực của xã hội. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất. 



    3. Nâng cao khả năng cạnh tranh


    Trong một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự tác động từ các quy luật sẵn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa như cung cầu, quy luật giá trị, canh tranh khiến người sản xuất hàng hóa luôn năng động, nhạy bén, biến thay đổi, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng.


    Từ đó tăng hiệu quả kinh tế, cải tiến quy cách, hình thức và chủng loại hàng hóa giúp chi phí sản xuất được giảm xuống tối thiểu nhằm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.


    Nâng cao năng lực cạnh tranh

    Nâng cao năng lực cạnh tranh



    4. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần


    Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, việc phát triển của sản xuất, mở rộng cũng như giao lưu kinh tế giữa cá nhân, tổ chức, giữa các vùng miền với nhau hay giữa nhiều quốc gia giúp cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, đa dạng và phong phú hơn. 



    Nhược điểm của sản xuất hàng hóa


    Bên cạnh những ưu điểm mà sản xuất hàng hóa mang lại thì nó cũng còn một số mặt hạn chế như: 


    - Phân hóa giàu nghèo.


    - Điều tiết tự phát nền kinh tế.


    - Khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, ô nhiễm môi trường, suy thoái đạo đức, cạnh tranh không lành mạnh, tệ nạn xã hội, tội phạm phát triển,.... 



    Tóm lại sản xuất hàng hóa là gì?


    Sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế mà các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất không nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất mà để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng khác thông qua hoạt động trao đổi và mua bán.

To Top

Start a New Topic » « Back to the Business News group