Chính sách tài khóa thắt chặt là công cụ được các chính phủ sử dụng để giảm lạm phát trong kinh tế vĩ mô. Trong bài viết này, hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết về Chính sách tài khóa thắt chặt là gì? Và công cụ này được sử dụng ra sao?
Chính sách tài khóa thắt chặt hay thu hẹp là khi Chính phủ giảm chi tiêu công và tăng thuế. Lúc này, tổng cầu sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, giảm sự tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát.
Chính sách tài khóa thắt chặt là gì
Hiểu đơn giản, vai trò của chính sách tài khóa thắt chặt là khi Chính phủ giảm chi tiêu công --> Kinh tế tăng trưởng chậm lại + Tăng thuế lên cao --> Người dân có ít tiền hơn --> Thị trường sẽ sản xuất hàng hóa ít hơn (cầu giảm thì cung giảm để trở về trạng thái cân bằng --> kiểm soát lạm phát).
Với nền kinh tế "mới" thì Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều đó đã gây nên áp lực lạm phát căng thẳng cùng với nguy cơ trong hệ thống tín dụng (chính sách thắt chặt tiền tệ). Cùng với nó là ngân sách nhà nước thiếu ổn định, lạm phát đã phần nào được kiềm chế nhưng vẫn có nguy cơ gia tăng, lao động mất việc làm, suy thoái bắt đầu xuất hiện.
Trước tình hình đó nhà nước đã đề ra nhiều nhóm mục tiêu cần thực hiện để cải thiện tình hình như: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả; Đảm bảo an sinh xã hội; Tổ chức điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới…
Trong kế hoạch đối phó với lạm phát năm 2010, đã có sự phối kết hợp tốt hơn giữa công cụ tiền tệ và công cụ tài khoá. Chính sách tài khoá của năm 2010 được cho là có sự "thu" lại nhất định. Nó sẽ hỗ trợ cho các chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt tín dụng, đảm bảo hiệu quả cao hơn. Và nhờ đó, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là chống lạm phát có vẻ như sẽ không còn nhiều gập ghềnh, vất vả như mấy năm qua.
Giai đoạn 2010 - 2020
Trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi nhưng lại đi kèm với lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2011 (Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội).
Để kiềm chế lạm phát, CSTK đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Các giải pháp cụ thể đó là: Tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; Giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách; Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, TPCP kế hoạch năm 2011...
CSTT được điều hành chặt chẽ, thận trọng với các biện pháp cụ thể: Tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% trong tháng 5/2010 và tiếp tục duy trì đến quý I/2014; giảm tăng trưởng cung tiền năm 2011 xuống còn khoảng 15 - 16%, mức tăng tín dụng xuống dưới 20%; Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD; Điều chỉnh tỷ giá và thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống 1% từ ngày 11/2/2011… Theo đó, tăng trưởng tín dụng đã giảm còn 14,7% năm 2011, tăng trưởng M2 cũng giảm còn 12,07%.
Tóm lại về chính sách tài khóa thắt chặt là gì?
Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn được gọi là chính sách tài khóa thu hẹp với 2 công cụ chính là giảm chi tiêu công, tăng thu thuế từ đó giảm lạm phát chung của nền kinh tế. Nó sẽ ngược với chính sách tài khóa mở rộng là tăng chi tiêu công, giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tài khóa thắt chặt là công cụ được các chính phủ sử dụng để giảm lạm phát trong kinh tế vĩ mô. Trong bài viết này, hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết về Chính sách tài khóa thắt chặt là gì? Và công cụ này được sử dụng ra sao?
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt là gì?
Chính sách tài khóa thắt chặt hay thu hẹp là khi Chính phủ giảm chi tiêu công và tăng thuế. Lúc này, tổng cầu sẽ giảm, dẫn đến thu nhập quốc dân giảm, giảm sự tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát.
Chính sách tài khóa thắt chặt là gì
Hiểu đơn giản, vai trò của chính sách tài khóa thắt chặt là khi Chính phủ giảm chi tiêu công --> Kinh tế tăng trưởng chậm lại + Tăng thuế lên cao --> Người dân có ít tiền hơn --> Thị trường sẽ sản xuất hàng hóa ít hơn (cầu giảm thì cung giảm để trở về trạng thái cân bằng --> kiểm soát lạm phát).
Chính sách tài khóa thắt chặt của Việt Nam
Giai đoạn 2009 - 2010
Với nền kinh tế "mới" thì Việt Nam cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều đó đã gây nên áp lực lạm phát căng thẳng cùng với nguy cơ trong hệ thống tín dụng (chính sách thắt chặt tiền tệ). Cùng với nó là ngân sách nhà nước thiếu ổn định, lạm phát đã phần nào được kiềm chế nhưng vẫn có nguy cơ gia tăng, lao động mất việc làm, suy thoái bắt đầu xuất hiện.
Trước tình hình đó nhà nước đã đề ra nhiều nhóm mục tiêu cần thực hiện để cải thiện tình hình như: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu; Kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả; Đảm bảo an sinh xã hội; Tổ chức điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới…
Trong kế hoạch đối phó với lạm phát năm 2010, đã có sự phối kết hợp tốt hơn giữa công cụ tiền tệ và công cụ tài khoá. Chính sách tài khoá của năm 2010 được cho là có sự "thu" lại nhất định. Nó sẽ hỗ trợ cho các chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt tín dụng, đảm bảo hiệu quả cao hơn. Và nhờ đó, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là chống lạm phát có vẻ như sẽ không còn nhiều gập ghềnh, vất vả như mấy năm qua.
Giai đoạn 2010 - 2020
Trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi nhưng lại đi kèm với lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2011 (Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội).
Để kiềm chế lạm phát, CSTK đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Các giải pháp cụ thể đó là: Tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; Giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách; Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, TPCP kế hoạch năm 2011...
CSTT được điều hành chặt chẽ, thận trọng với các biện pháp cụ thể: Tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% trong tháng 5/2010 và tiếp tục duy trì đến quý I/2014; giảm tăng trưởng cung tiền năm 2011 xuống còn khoảng 15 - 16%, mức tăng tín dụng xuống dưới 20%; Điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD; Điều chỉnh tỷ giá và thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống 1% từ ngày 11/2/2011… Theo đó, tăng trưởng tín dụng đã giảm còn 14,7% năm 2011, tăng trưởng M2 cũng giảm còn 12,07%.
Tóm lại về chính sách tài khóa thắt chặt là gì?
Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn được gọi là chính sách tài khóa thu hẹp với 2 công cụ chính là giảm chi tiêu công, tăng thu thuế từ đó giảm lạm phát chung của nền kinh tế. Nó sẽ ngược với chính sách tài khóa mở rộng là tăng chi tiêu công, giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
To Top