Skip to main content

Home/ Business News/ Brand Equity là gì? 3 Chiến lược xây dựng Brand Equity hay nhất
topkinhdoanh

Brand Equity là gì? 3 Chiến lược xây dựng Brand Equity hay nhất - 0 views

business

started by topkinhdoanh on 28 Feb 22
  • topkinhdoanh
     
    Brand Equity là gì? Brand Equity nghĩa là Tài sản thương hiệu hay giá trị thương hiệu. Đây là một trong những giá trị cộng thêm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và khách hàng. Giá trị cộng thêm này phản ánh cách mà người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá, so sánh cũng như phản ứng về thương hiệu (sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp) so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

    Brand Equity là gì?

    Brand Equity được hình thành như thế nào?

    Brand Equity hình thành và phát triển dựa trên kết quả của quá trình nhận thức về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Quá trình này thường có liên quan đến mối liên hệ giữa thương hiệu và khách hàng, được hình thành hoàn toàn tự nhiên thông qua các yếu tố bên dưới:

    1. Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness)

    Liệu khách hàng có thể nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp giữa vô vàn các nhãn hiệu khác trên thị trường hay không?

    Do đó, yếu tố đầu tiên của Brand Equity là sự nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp với đối tượng khách hàng tiềm năng. Các thông điệp cùng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp cần có sự gắn kết để người tiêu dùng có thể nhận ra, bất kể đó là sản phẩm mới hay cũ.

    Nhận biết thương hiệu

    2. Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition)

    Nhận diện thương hiệu là mức độ thể hiện khả năng tự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường mà không bị tác động bởi nhiều yếu tố xung quanh như giới thiệu, quảng cáo,...

    Khi khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của bạn, họ sẽ dần nhận thấy quen thuộc với thương hiệu này hơn.

    3. Thử nghiệm (Brand Trial)

    Quá trình khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp lần đầu tiên sau khi đã nhận diện thương hiệu thành công được gọi là thử nghiệm thương hiệu.

    Khi này hình ảnh thương hiệu đã ẩn sâu trong tâm trí khách hàng và khả năng cao là khách hàng sẽ chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn để sử dụng thử sau đó đưa ra các đánh giá sơ bộ.

    4. Yêu thích (Brand Preference)

    Đây là giai đoạn mà thương hiệu của bạn đã xuất sắc vượt qua vô số những thương hiệu khác trên thị trường để lọt vào danh sách chọn của khách hàng. Yếu tố này phụ thuộc hầu hết vào trải nghiệm lần đầu sử dụng thử sản phẩm của khách hàng. Nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn tốt, khách hàng sẽ đưa sản phẩm của bạn vào danh sách yêu thích của họ.

    Yêu thích thương hiệu

    5. Trung thành (Brand Loyalty) 

    Yếu tố cuối cùng chính là sự trung thành với thương hiệu. Đây là giai đoạn mà khách hàng sẽ chỉ lựa chọn mua sản phẩm của bạn. Sau hành trình sử dụng và có những trải nghiệm tốt, người dùng sẽ có xu hướng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Sau đó họ sẽ giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng khác. 

    Giá trị Brand Equity mang lại cho doanh nghiệp 
    1. Nâng giá bán sản phẩm và tăng biên lợi nhuận 

    Khi sản phẩm của bạn chứa đựng giá trị thương hiệu nhất định, khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả một mức giá cao hơn dù cho đây chỉ là một sản phẩm thông thường như các sản phẩm cùng loại khác có mặt trên thị trường. 

    Lúc này, biên lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Khi chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất hàng hóa, sản phẩm là như nhau, việc nâng cao giá bán thành công nhờ giá trị thương hiệu mang lại sẽ giúp doanh nghiệp tăng biên lợi nhuận. 

    Thậm chí, khi một doanh nghiệp sở hữu Brand Equity sẽ không tiêu tốn nhiều chi phí tiếp thị mà vẫn có thể bán được sản phẩm, hàng hóa với mức giá tốt hơn. 

    Nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp

    2. Tăng giá trị đặt hàng trung bình 

    Một doanh nghiệp có thương hiệu uy tín có khả năng thúc đẩy khách hàng nâng cao giá trị giỏ hàng trên mỗi lần mua sắm vì khi đó doanh nghiệp đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng. 

    3. Xây dựng danh tiếng và cắt giảm chi phí quảng cáo 

    Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp thường phải bỏ ra một chi phí khá cao để có thể quảng cáo cho thương hiệu của mình. Nhưng khi xem xét về giá trị lâu dài, Brand Equity sẽ không bị mất đi giá trị mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quảng cáo trong tương lai. 

    Khi doanh nghiệp đã thành công xây dựng hình ảnh về sản phẩm và thương hiệu, họ sẽ không cần phải chi quá nhiều tiền cho việc quảng cáo khi tung ra thị trường một sản phẩm mới. Bởi vì sự tin tưởng ở khách hàng đã được thiết lập trước đó. Qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận của mình.

    Xây dựng danh tiếng cắt giảm chi phí quảng cáo

    4. Nâng cao giá trị vòng đời khách hàng

    Nếu bạn đã xây dựng thành công cho doanh nghiệp một tệp khách hàng trung thành thì nhất định họ sẽ thường xuyên quay lại và mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

    5. Thúc đẩy giá trị cổ phiếu

    Một thương hiệu có sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt sẽ giúp thúc đẩy giá trị cổ phiếu tăng trưởng bởi khách hàng vẫn sẽ tin tưởng giá rằng giá trị thương hiệu này vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. 

    Chiến lược xây dựng Brand Equity bền vững

    Bạn muốn xây dựng hệ thống Brand Equity bền vững thì nên làm như thế nào? Dưới đây là 3 chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu mà bạn có thể tham khảo: 

    Chiến lược xây dựng brand Equity bền vững

    1. Hướng đến chất lượng của sản phẩm

    Yếu tố tiên quyết để sở hữu Brand Equity bền vững chính là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu thương hiệu của bạn thiếu đi yếu tố này, tất cả những giá trị khác đều trở nên vô nghĩa. 

    Ngày nay, khách hàng có vô vàn các lựa chọn ngoài thị trường và chắc chắn họ sẽ không sử dụng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng kém. 

    Nếu thương hiệu của doanh nghiệp bạn không cung cấp đúng với những gì đã cam kết, chắc hẳn bạn sẽ không xây dựng được tệp khách hàng trung thành - Customer loyalty.

    Sẽ là lợi thế nếu bạn luôn có sẵn cho mình từ 1 đến 2 sản phẩm cốt lõi để tạo lợi thế cạnh tranh. Thay vì việc thường xuyên tung ra thị trường các dòng sản phẩm mới thì hãy tập trung cải tiến các sản phẩm cốt lõi. 

    2. Trung thành với những giá trị cốt lõi

    Xây dựng tệp khách hàng trung thành luôn là một chiến lược thông minh. Bạn nên cân nhắc những chiến lược mang đến cho khách hàng những giá trị thật sự, khiến họ cảm thấy tin tưởng và yêu mến thương hiệu của bạn. Sau đó luôn luôn lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì đối thủ. 

    3. Đảm bảo sự nhất quán

    Brand Equity là một loại tài sản vô hình. Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và truyền đạt những thông điệp nhất quán là điều vô cùng quan trọng. Điều này khiến khách hàng nhận ra rằng thương hiệu của ban đang tận tâm trong việc cung cấp đúng những điều mà khách hàng cần. 

    Các thông điệp truyền thông cần đảm bảo sự tương đồng xuyên suốt trong các chiến dịch Marketing tại nhiều kênh truyền thông khác nhau. 

    Cách đo lường Brand Equity 

    Cách đo lượng Brand Equity

    1. Thông qua chỉ số tài chính 

    Để có thể đo lường giá trị thương hiệu, bạn có thể xem doanh nghiệp của mình như một loại tài sản. Và khi trừ đi những giá trị tài sản hữu hình ra khỏi giá trị tổng thể của doanh nghiệp, còn lại sẽ là giá trị thương hiệu. 

    2. Thông qua thị phần

    So với các đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn đang nắm giữ bao nhiêu phần trăm thị phần trên thị trường. Thông thường, doanh nghiệp sở hữu thị phần càng cao thì Brand Equity càng lớn và ngược lại. 

    3. Sử dụng Brand Audit

    Brand Audit là quá trình đánh giá, phân tích nhằm xác định và kiểm tra vị trí hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới đây là thứ tự các bước cơ bản trong quá trình Brand Audit:

    Bước 1: Nghiên cứu và phân tích những yếu tố nội tại của thương hiệu. 
    Bước 2: Xác định và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh để định vị. 
    Bước 3: Kiểm tra lại những tiêu chí về sản phẩm và kênh phân phối 
    Bước 4: Phân tính hệ thống nền tảng công nghệ 
    Bước 5: Phân tích các hệ thống truyền thông
    Bước 6: Phân tích nhân sự 
    Bước 7: Phân tích và đưa ra giải pháp. Dựa vào kết quả của tất cả các bước trên và  tổng hợp lại thành một biểu đồ liên kết, sau đó đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề 
    Bước 8: Xây dựng bảng đối xứng và đánh giá hiệu quả ứng dụng. Đo lường những phân tích hay đánh giá dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau: Từ khách hàng, chuyên gia, doanh nghiệp,…  
    Tóm lại Brand Equity là gì?

    Brand Equity hiểu theo tiếng việt là Tài sản thương hiệu hay giá trị thương hiệu. Đây là một trong những giá trị cộng thêm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và khách hàng. Giá trị cộng thêm này phản ánh cách mà người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá, so sánh cũng như phản ứng về thương hiệu (sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp) so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

To Top

Start a New Topic » « Back to the Business News group