Sau thời gian dài giữ thế thượng phong trên thị trường BĐS, căn hộ trung cấp đang đối mặt với khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra khi nhiều nhà đầu tư dần chuyển hướng sang loại hình nhà cao cấp.
Khó tiêu thụ trên thị trường thứ cấp Anh Đỗ Duy Anh, nhà đầu tư Hải Phòng cho biết luôn ưu tiên chọn phân khúc trung cấp vì dễ ra hàng và lợi nhuận tốt. Tuy nhiên hiện tại, nhà đầu tư này đang cân nhắc thoát hàng ở 4 dự án chung cư trung cấp. Đây là những dự án đều có tầm giá mua vào từ 1,8 - 2,7 tỷ/căn (gồm VAT). Hiện tại, dự án đều chuẩn bị cất nóc, giá bán đợt cuối của chủ đầu tư vào tầm 2,2 - 3 tỷ/căn. Tầm giá này, nhà đầu tư thứ cấp nếu bán ra có thể lời từ 250 - 300 triệu/căn.
Tuy nhiên đó chỉ là tính toán trên lý thuyết còn thực tế ở khoảng giá này không dễ tìm được người mua lại. Nếu bán ra với giá đợt cuối thì nhà đầu tư phải cạnh tranh trực tiếp với nguồn hàng còn lại từ chủ đầu tư vốn mạnh về các chương trình khuyến mãi, chiết khấu. Còn nếu bán ra với mức lời thấp hơn tầm 100 triệu thì nhà đầu tư dễ ra hàng nhưng như vậy sau gần 2 năm lợi nhuận thu về không bằng gửi ngân hàng.
"Nếu là dòng sản phẩm biên độ giá tầm 1,2 - 1,7 tỷ thì dù có tăng giá thứ cấp cũng lên tầm 1,5 - 2 tỷ/căn, phù hợp với tài chính của khá nhiều khách hàng trung lưu. Tuy nhiên với dòng sản phẩm từ 2 - 3 tỷ, giá chỉ cần tăng từ 300 - 500 triệu/căn là sẽ rơi vào lỡ dở, vượt tầm thanh toán của khá nhiều khách hàng. Thêm vào đó, nguồn cung dòng sản phẩm tầm giá này đang khá nhiều trên thị trường, đầu tư cho thuê cũng khó khăn nên hiện tại không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng không còn hứng thú", anh Duy Anh chia sẻ.
Theo tìm hiểu thực tế của phóng viên, gần đây giao dịch thứ cấp tại nhiều dự án trung cấp có tầm giá như trên đang gặp khó khăn. Dân đầu tư đang mắc kẹt khá nhiều nguồn hàng dù sắp đến thời điểm thanh toán cho chủ đầu tư.
Một nhà đầu tư dự án mặt tiền đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 cho biết, theo kế hoạch thì 6 tháng trước căn hộ 2,7 tỷ anh mua tại dự án này phải bán ra xong với giá 3 tỷ. Tuy nhiên hiện nay dù rao giá 2,9 tỷ, thấp hơn thị trường gần 150 triệu, anh cũng không thể tìm được người mua. Nhà đầu tư này cho biết tới đây anh sẽ chọn đầu tư đất nền, nhà phố, nếu đầu tư căn hộ cũng chỉ chọn dự án bình dân hoặc cao cấp để dễ ra hàng và lợi nhuận cao.
Đại diện 1 công ty BĐS tại khu Đông, cho biết khách hàng giao dịch tại dự án của bên anh cần chuyển nhượng lại suất đầu tư, căn hộ trung cấp tầm giá 2,5 - 3,5 tỷ là nhiều nhất. Đây cũng là các căn khó giao dịch nhất. Hiện nay 50% nguồn hàng giá này đang tồn đọng vì nhà đầu tư không chấp nhận giảm sâu.
Nhiều dự án trung cấp quảng bá giá khởi điểm dự án tầm 1,7 tỷ/căn nhưng đây là giá cho những căn 50 m2, chỉ chiếm tầm 10 - 15% nguồn cung, đa phần vẫn là các căn 65 - 80 m2, giá lên tầm 2 - 3,5 tỷ. Nếu mua thứ cấp thì chênh thêm từ 250 - 500 triệu/căn, giá này vượt tầm của đại bộ phận khách có nhu cầu ở thực.
Thêm vào đó nguồn cung hiện hữu các dự án này rất nhiều, sản phẩm chuẩn bị bàn giao lớn nên cạnh tranh đầu ra gắt gao. Nhà đầu tư vì vậy buộc phải chọn giảm giá để ra hàng trước thời điểm thanh toán hay chôn hàng và trả hết số tiền còn lại cho chủ đầu tư. Chuyển hướng sang loại hình căn hộ cao cấp Dư âm của sự cố cháy chung cư từ cuối tháng 3 cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới phân khúc căn hộ trung cấp giảm mạnh tiêu thụ. Nhiều khách mua nhà cảm thấy an tâm hơn khi sinh sống trong các căn hộ cao cấp vì cho rằng tiện nghi, chất lượng và yếu tố an toàn sẽ cao hơn.
Việc các tòa nhà thuộc phân khúc trung cấp liên tục bị nêu tên không đạt tiêu chuẩn an toàn cháy nổ cũng khiến người mua ít nhiều nghi ngại. Hơn nữa các khiếu kiện về chất lượng, quản lý, dịch vụ diễn ra ngày càng phổ biến tại các chung cư trung cấp khiến không ít người dân mất niềm tin.
Thực tế, loại hình căn hộ chung cư giá từ 2 - 3,5 tỷ/căn hiện đang gặp nhiều khó khăn cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp khi nguồn cung lớn và biên độ lợi nhuận không cao. Báo cáo mới nhất từ CBRE cho thấy, mức tiêu thụ căn hộ trong quý II chỉ đạt 6.947, giảm 25% so với quý trước và giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Riêng phân khúc trung cấp giảm đến 62%. Trong khi đó số lượng khách mua căn hộ cao cấp tăng gần 50%.
Trước tình hình giao dịch ảm đạm, các chủ đầu tư cũng không mạnh tay bung hàng như trước đây, số lượng căn hộ chào bán mới tại Tp.HCM trong quý II đạt 6.109 căn, giảm 36% so với năm trước. Nguồn hàng trung cấp chỉ chiếm 42% tổng nguồn cung, thấp hơn cả số lượng căn hộ cao cấp (chiếm 58% tổng cung chào bán).
Nghiên cứu từ DKRA cũng cho thấy, 41% nguồn cung thị trường đến từ phân khúc căn hộ cao cấp, loại hình trung cấp chỉ chiếm khoảng 30%. Tỷ lệ tiêu thụ căn hộ cao cấp chiếm đến 45% trong khi căn hộ trung cấp chỉ chiếm khoảng 27%.
Nhìn nhận về thị trường trong 6 tháng cuối năm, ông Phạm Lâm, TGĐ DKRA Việt Nam cho biết, với đà tiêu thụ hiện nay, nguồn cung căn hộ sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới. Dự kiến chỉ có khoảng 7.000 - 8.000 căn hộ chào bán tại Tp.HCM trong 2 quý cuối năm và phần lớn là căn hộ cao cấp. Lượng giao dịch của thị trường cũng sẽ tập trung chủ yếu ở loại hình này.
Khó tiêu thụ trên thị trường thứ cấp
Anh Đỗ Duy Anh, nhà đầu tư Hải Phòng cho biết luôn ưu tiên chọn phân khúc trung cấp vì dễ ra hàng và lợi nhuận tốt. Tuy nhiên hiện tại, nhà đầu tư này đang cân nhắc thoát hàng ở 4 dự án chung cư trung cấp. Đây là những dự án đều có tầm giá mua vào từ 1,8 - 2,7 tỷ/căn (gồm VAT). Hiện tại, dự án đều chuẩn bị cất nóc, giá bán đợt cuối của chủ đầu tư vào tầm 2,2 - 3 tỷ/căn. Tầm giá này, nhà đầu tư thứ cấp nếu bán ra có thể lời từ 250 - 300 triệu/căn.
Tuy nhiên đó chỉ là tính toán trên lý thuyết còn thực tế ở khoảng giá này không dễ tìm được người mua lại. Nếu bán ra với giá đợt cuối thì nhà đầu tư phải cạnh tranh trực tiếp với nguồn hàng còn lại từ chủ đầu tư vốn mạnh về các chương trình khuyến mãi, chiết khấu. Còn nếu bán ra với mức lời thấp hơn tầm 100 triệu thì nhà đầu tư dễ ra hàng nhưng như vậy sau gần 2 năm lợi nhuận thu về không bằng gửi ngân hàng.
"Nếu là dòng sản phẩm biên độ giá tầm 1,2 - 1,7 tỷ thì dù có tăng giá thứ cấp cũng lên tầm 1,5 - 2 tỷ/căn, phù hợp với tài chính của khá nhiều khách hàng trung lưu. Tuy nhiên với dòng sản phẩm từ 2 - 3 tỷ, giá chỉ cần tăng từ 300 - 500 triệu/căn là sẽ rơi vào lỡ dở, vượt tầm thanh toán của khá nhiều khách hàng. Thêm vào đó, nguồn cung dòng sản phẩm tầm giá này đang khá nhiều trên thị trường, đầu tư cho thuê cũng khó khăn nên hiện tại không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng không còn hứng thú", anh Duy Anh chia sẻ.
Theo tìm hiểu thực tế của phóng viên, gần đây giao dịch thứ cấp tại nhiều dự án trung cấp có tầm giá như trên đang gặp khó khăn. Dân đầu tư đang mắc kẹt khá nhiều nguồn hàng dù sắp đến thời điểm thanh toán cho chủ đầu tư.
Một nhà đầu tư dự án mặt tiền đường Nguyễn Thị Thập, quận 7 cho biết, theo kế hoạch thì 6 tháng trước căn hộ 2,7 tỷ anh mua tại dự án này phải bán ra xong với giá 3 tỷ. Tuy nhiên hiện nay dù rao giá 2,9 tỷ, thấp hơn thị trường gần 150 triệu, anh cũng không thể tìm được người mua. Nhà đầu tư này cho biết tới đây anh sẽ chọn đầu tư đất nền, nhà phố, nếu đầu tư căn hộ cũng chỉ chọn dự án bình dân hoặc cao cấp để dễ ra hàng và lợi nhuận cao.
Đại diện 1 công ty BĐS tại khu Đông, cho biết khách hàng giao dịch tại dự án của bên anh cần chuyển nhượng lại suất đầu tư, căn hộ trung cấp tầm giá 2,5 - 3,5 tỷ là nhiều nhất. Đây cũng là các căn khó giao dịch nhất. Hiện nay 50% nguồn hàng giá này đang tồn đọng vì nhà đầu tư không chấp nhận giảm sâu.
Nhiều dự án trung cấp quảng bá giá khởi điểm dự án tầm 1,7 tỷ/căn nhưng đây là giá cho những căn 50 m2, chỉ chiếm tầm 10 - 15% nguồn cung, đa phần vẫn là các căn 65 - 80 m2, giá lên tầm 2 - 3,5 tỷ. Nếu mua thứ cấp thì chênh thêm từ 250 - 500 triệu/căn, giá này vượt tầm của đại bộ phận khách có nhu cầu ở thực.
Thêm vào đó nguồn cung hiện hữu các dự án này rất nhiều, sản phẩm chuẩn bị bàn giao lớn nên cạnh tranh đầu ra gắt gao. Nhà đầu tư vì vậy buộc phải chọn giảm giá để ra hàng trước thời điểm thanh toán hay chôn hàng và trả hết số tiền còn lại cho chủ đầu tư.
Chuyển hướng sang loại hình căn hộ cao cấp
Dư âm của sự cố cháy chung cư từ cuối tháng 3 cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới phân khúc căn hộ trung cấp giảm mạnh tiêu thụ. Nhiều khách mua nhà cảm thấy an tâm hơn khi sinh sống trong các căn hộ cao cấp vì cho rằng tiện nghi, chất lượng và yếu tố an toàn sẽ cao hơn.
Việc các tòa nhà thuộc phân khúc trung cấp liên tục bị nêu tên không đạt tiêu chuẩn an toàn cháy nổ cũng khiến người mua ít nhiều nghi ngại. Hơn nữa các khiếu kiện về chất lượng, quản lý, dịch vụ diễn ra ngày càng phổ biến tại các chung cư trung cấp khiến không ít người dân mất niềm tin.
Thực tế, loại hình căn hộ chung cư giá từ 2 - 3,5 tỷ/căn hiện đang gặp nhiều khó khăn cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp khi nguồn cung lớn và biên độ lợi nhuận không cao. Báo cáo mới nhất từ CBRE cho thấy, mức tiêu thụ căn hộ trong quý II chỉ đạt 6.947, giảm 25% so với quý trước và giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Riêng phân khúc trung cấp giảm đến 62%. Trong khi đó số lượng khách mua căn hộ cao cấp tăng gần 50%.
Trước tình hình giao dịch ảm đạm, các chủ đầu tư cũng không mạnh tay bung hàng như trước đây, số lượng căn hộ chào bán mới tại Tp.HCM trong quý II đạt 6.109 căn, giảm 36% so với năm trước. Nguồn hàng trung cấp chỉ chiếm 42% tổng nguồn cung, thấp hơn cả số lượng căn hộ cao cấp (chiếm 58% tổng cung chào bán).
Nghiên cứu từ DKRA cũng cho thấy, 41% nguồn cung thị trường đến từ phân khúc căn hộ cao cấp, loại hình trung cấp chỉ chiếm khoảng 30%. Tỷ lệ tiêu thụ căn hộ cao cấp chiếm đến 45% trong khi căn hộ trung cấp chỉ chiếm khoảng 27%.
Nhìn nhận về thị trường trong 6 tháng cuối năm, ông Phạm Lâm, TGĐ DKRA Việt Nam cho biết, với đà tiêu thụ hiện nay, nguồn cung căn hộ sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới. Dự kiến chỉ có khoảng 7.000 - 8.000 căn hộ chào bán tại Tp.HCM trong 2 quý cuối năm và phần lớn là căn hộ cao cấp. Lượng giao dịch của thị trường cũng sẽ tập trung chủ yếu ở loại hình này.
Website https://www.bandatnendongnai.vn
To Top